Livestream bán hàng đang tăng trưởng mạnh mẽ và thu hút lượng lớn người tiêu dùng. Tuy nhiên, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ để chống thất thu thuế và thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch.
Hình thức livestream bán hàng đang chiếm tới 62% các loại hình bán hàng online hiện nay, mang lại cho doanh nghiệp và nhà bán lẻ cơ hội tăng doanh thu vượt trội. Đồng thời, xu hướng này đã tạo ra sự thay đổi rõ nét trong hành vi tiêu dùng của khách hàng Việt.
ĐĂNG KÍ ĐỂ NHẬN DEMO BÁO CÁO ĐA DẠNG NGÀNH QUÝ 2/2024
Livestream bán hàng thu hút mạnh mẽ cả người bán lẫn người tiêu dùng
Doanh nghiệp và tiểu thương đẩy mạnh ưu chuộng livestream bán hàng
Việc tăng áp dụng livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử đang thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp và tiểu thương. Thực tế, có những phiên livestream bán hàng đã ghi nhận doanh thu khủng lên tới 100 – 150 tỉ đồng.
Với hình thức livestream, người bán có thể chốt được hàng trăm đơn hàng, đưa sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng, đồng thời giảm thiểu đáng kể chi phí trung gian và chi phí phát sinh khác.
Theo AccessTrade Việt Nam, ba nền tảng livestream bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%), và TikTok (17,2%). Cũng theo Metric, trong nửa đầu năm 2024, năm sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam ( Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki, và Sendo) đã bán ra hơn 1,5 triệu sản phẩm, phần lớn thông qua livestream.
Trung bình mỗi tháng có 2,5 triệu phiên livestream, với sự tham gia của hơn 50.000 nhà bán hàng. Hiện nay, nhiều người nổi tiếng tham gia livestream bán hàng để đại diện cho nhãn hàng và giới thiệu sản phẩm. Nhờ sức ảnh hưởng và uy tín của họ đối với người hâm mộ, nhằm thu hút đông đảo người xem và thúc đẩy doanh số.
Tăng trưởng sản lượng và doanh số của 5 sàn TMDT tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 (Nguồn: Metric)
Livestream thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm trực tuyến
Khảo sát của Nielsen IQ Việt Nam cho thấy người Việt dành trung bình 13 giờ mỗi tuần để xem livestream bán hàng. Trong Quý I/2024, khoảng 95% người tiêu dùng trực tuyến đã mua sắm qua livestream. Tỷ lệ mua sắm trên livestream ngày càng tăng, với 76% người tiêu dùng quyết định mua hàng/sử dụng dịch vụ dựa trên đề xuất của người dùng cũ.
Còn theo số liệu từ Cốc Cốc, khoảng 77% người tham gia khảo sát đã từng xem livestream bán hàng, trong đó có đến 71% người đã có giao dịch mua sắm. Điều này cho thấy phương thức livestream đang ngày càng phổ biển với người tiêu dùng Việt Nam.
Sự thu hút của livestream bán hàng đến từ khả năng tương tác trực tiếp và dễ dàng giữa người mua với người bán để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm. Bên cạnh đó, yếu tố giải trí và việc bị ảnh hưởng bởi các KOL/KOC cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng.
Phiên livestream ngày 08/08 vừa qua của Hà Linh thu hút đỉnh điểm là 421k mắt xem và 13,5 triệu lượt yêu thích
Xu hướng livestream bán hàng: Siêu giảm giá và mặt hàng cao cấp
Nở rộ livestream bán hàng đại hạ giá có thể gây khó khăn với nhà bán lẻ
Hiện nay, tần suất tổ chức các buổi livestream siêu giảm giá ngày càng gia tăng, bao gồm các đợt giảm giá đầu tháng, giữa tháng và cuối tháng. Trong các phiên livestream quy mô lớn, hầu hết sản phẩm được bán với giá thấp hơn thị trường, nhằm thu hút đông đảo khách hàng.
Điều này đã gây ra vấn đề bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh, không chỉ với các thương hiệu và nhà bán lẻ khác mà còn với chính các đại lý của các nhãn hàng. Nhiều sản phẩm được các nhà sản xuất bán với mức giá quá rẻ trong các phiên livestream đã buộc các nhà bán lẻ vào tình thế phải “chịu lỗ để bán với giá thấp hơn” nhằm cạnh tranh với chính nhà sản xuất.
Thương hiệu lớn với mặt hàng cao cấp bắt đầu tham gia livestream bán hàng
Từ đầu năm 2024 đến nay, thị trường thương mại trực tuyến trải qua sự thay đổi đáng kể. Các thương hiệu cao cấp với mặt hàng có giá trị lớn ngày càng xuất hiện nhiều qua livestream bán hàng, thay vì chỉ tập trung vào các sản phẩm bình dân, giá thấp vốn dễ thu hút người tiêu dùng.
Việc các thương hiệu xa xỉ tham gia livestream bán hàng chỉ thực sự nổi bật từ khi nhà thiết kế Thái Công gây sốc với gian hàng bán các sản phẩm trị giá hàng trăm triệu đồng trên TikTok. Kể từ đó, các thương hiệu lớn như VinFast, Sulwhasoo, và nhiều thương hiệu khác cũng đã đưa các mặt hàng giá từ vài triệu đồng lên sóng thông qua các KOLs và người nổi tiếng.
Điều này mở ra tiềm năng lớn để phát triển một xu hướng tiếp thị mới cho các nhãn hàng có sản phẩm giá trị cao trong tương lai.
Thái Công nổi sóng với gian hàng xa xỉ trên TikTok
Tăng cường thực hiện cơ chế quản lý hoạt động livestream bán hàng
Với hình thức bán hàng qua livestream, việc thống kê chính xác doanh số rất khó khăn vì giá bán các sản phẩm trong phiên thay đổi tiên tục so với giá gốc, thậm chí nhiều phiên xóa link sau khi live. Do đó, việc quản lý và thu thuế từ hình thức bán hàng này vẫn rất khó khăn và dẫn đến thất thu lớn.
Để cải thiện quản lý thuế trong lĩnh vực này, ngành thuế đề xuất yêu cầu các chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT phải khai và nộp thuế thay cho các cá nhân kinh doanh trên sàn. Ngoài ra, việc đối chiếu doanh thu từ các sàn và áp dụng hóa đơn điện tử cũng được đưa ra như là các giải pháp kiểm soát nguồn thu từ livestream bán hàng.
Các sàn thương mại điện tử như TikTok, Shopee và Lazada đang thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ và cung cấp thông tin minh bạch theo yêu cầu của cơ quan thuế, định kỳ hàng quý.
Thực hiện kiểm tra khai, nộp thuế với livestream bán hàng
ĐĂNG KÍ ĐỂ NHẬN DEMO BÁO CÁO NGÀNH QUÝ 2/2024
VIRAC còn cung cấp hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory để phục vụ các cá nhân tra cứu dữ liệu thô. Data Factory VIRAC cung cấp dữ liệu của 456 mã ngành với thông tin: Số lượng doanh nghiệp; Số lượng lao động; Doanh thu thuần; Tài sản cố định; Vốn đầu tư cơ bản; Lợi nhuận trước thuế; Thuế và các khoản phải nộp của các ngành kinh tế.
Ngoài ra, thống kê nâng cao Data Factory VIRAC còn cung cấp dữ liệu về sản xuất, tiêu thụ, tồn kho của 1910 sản phẩm theo từng quý, từng tỉnh thành và toàn quốc.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về Data Factory VIRAC, vui lòng gửi thông tin tới Zalo Official Account hoặc quét mã QR bên dưới.
VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:
- Nghiên cứu Ngành
- Nghiên cứu doanh nghiệp
- Nghiên cứu thị trường
- Nền tảng dữ liệu VIRACE
Các đối tác của VIRAC
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)
- Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
- Olam International
- FrieslandCampina